Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hội thi phụ nữ dân tộc thiểu số tìm hiểu kiến thức pháp luật
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 231/KH-UBND về việc thực hiện Nội dung 02, Tiểu dự án 1, Dự án 10 về phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận dộng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng báo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm tạo chuyển biến về nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước; vận động đồng bào các dân tộc xây dựng xã hội lành mạnh, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Triển khai sâu rộng, toàn diện và tăng cường nguồn lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở được phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin rộng rãi về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.
Trên 80% đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phổ biến pháp luật và tuyên truyền, vận động về lĩnh vực công tác dân tộc, theo yêu cầu nhiệm vụ.
Ngày 21/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã tổng kết dự án 'Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh'.
Dự án do Trung tâm Hợp tác quốc tế tỉnh Jeollabuk (Hàn Quốc) tài trợ 25.042 USD; triển khai thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 12/2022 tại 4 huyện: Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn và Cư M’Gar.
Sau 7 tháng thực hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các địa phương mở lớp truyền dạy đánh chiêng nữ Êđê Bih tại thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana), lớp truyền dạy đánh chiêng M’nông tại buôn Liêng Ông (xã Đắk Phơi, huyện Lắk). Tại đây, các nghệ nhân giàu kinh nghiệm đã hướng dẫn, truyền dạy cho 40 học viên hiểu và nắm được kỹ thuật đánh các bài chiêng cơ bản như: Đón khách, Mừng mùa, Cúng lúa mới, Tiễn khách. Qua đó, nhiều học viên, nhất là thiếu nhi dân tộc thiểu số có thêm môi trường bổ ích để tiếp cận với văn hóa truyền thống.
Trong khuôn khổ dự án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tặng một bộ chiêng Êđê Bih, 15 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho Đội chiêng Êđê Bih, thị trấn Buôn Trấp, tặng 15 bộ trang phục nam Êđê cho buôn KaLa (xã Dray Sap, huyện Krông Ana), một bộ chiêng M’nông và 30 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho buôn Liêng Ông (xã Đắk Phơi, huyện Lắk).