Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng phối hợp tổ chức Hội thảo thảo luận giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong giám định tư pháp xây dựng.
Ngày 19/10, tại TP Đà Nẵng, Cục Giám định Nhà nước về CLCTXD - Bộ Xây dựng phối hợp Cục Bổ trợ Tư pháp - Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo thảo luận giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp xây dựng.
Tại hội thảo, các đơn vị, cơ quan chức năng, các chuyên gia đã đánh giá thực trạng về giám định tư pháp xây dựng và Quy trình chuẩn về giám định tư pháp xây dựng.
Hội thảo liên quan hoạt động giám định tư pháp xây dựng.
Ngoài ra, qua hội thảo cũng trao đổi kinh nghiệm và giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động tiếp nhận trưng cầu, lập dự toán; nhận thanh toán chi phí, tiền bồi dưỡng giám định, tham dự phiên toà và một số nội dung liên quan.
Các chuyên gia cũng tham gia thảo luận kinh nghiệm và giải pháp tháo gỡ trong lựa chọn chưng cầu, thậm định, phê duyệt dự toán, thanh toán chi phí giám định; sử dụng kết quả giám định. Qua đó, đưa ra các giải đáp về những khó khăn vướng mắc trong giám định tư pháp. Đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp xây dựng.
Các cơ quan chức năng, chuyên gia đánh giá thực trạng về giám định tư pháp xây dựng
và Quy trình chuẩn về giám định tư pháp xây dựng.
Thông tư số 04/2014/TT-BXD đã được ban hành kịp thời, phù hợp với thực tế và quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012. Qua một thời gian áp dụng, Thông tư này đã giải quyết, tháo gỡ được các tồn tại, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp xây dựng.Được biết, trước năm 2010, trong lĩnh vực xây dựng chưa có các văn bản pháp luật hướng dẫn riêng cho công tác giám định tư pháp về xây dựng, như quy định năng lực các tổ chức chuyên môn giám định, chi phí giám định, tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định, nên hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng không thống nhất và có nhiều vướng mắc.
Hiện nay, để phục vụ cho hoạt động xây dựng có gần 500 tiêu chuẩn và 18 quy chuẩn kỹ thuật. Các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tế hoạt động xây dựng nói chung và hoạt động giám định tư pháp xây dựng.
Về hệ thống tổ chức giám định tư pháp xây dựng, trước năm 2010, trên cả nước chưa có tổ chức chuyên môn tư vấn xây dựng nào được công bố để thực hiện giám định tư pháp, nên cơ quan tiến hành tố tụng thường trưng cầu giám định viên tư pháp là cán bộ, công chức làm công việc quản lý nhà nước về xây dựng để thực hiện giám định.