1. Các dự án đã được giao đất (không phải xây dựng nhà chung cư, khu chung cư, nhà máy xí nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật) có quy mô diện tích nhỏ hơn 5ha tại các xã nông thôn (nằm ngoài quy hoạch khu chức năng, quy hoạch đô thị) có phải lập Quy hoạch tổng mặt bằng, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt trước khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và cấp phép xây dựng không? Trường hợp phải lập, đề nghị hướng dẫn về căn cứ quy định của pháp luật để thực hiện (Luật, Nghị định, Thông tư – Điều, Khoản, Điểm nào?).
2. Trường hợp khu đất thực hiện dự án của Doanh nghiệp; trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, cơ sở văn hóa (trung tâm văn hóa, nhà văn hóa), giáo dục (các cấp độ trường), Y tế… đã xây dựng và đi vào hoạt động, trong quá trình sử dụng có nhu cầu cải tạo mở rộng công trình; hoặc xây mới 1 công trình, một số công trình; bổ sung công trình phụ trợ trong khuôn viên lô đất đã có tổ hợp các công trình hiện hữu có phải lập Quy hoạch tổng mặt bằng trình thẩm định và phê duyệt không? Hay thực hiện thông qua thủ tục xin ý kiến thỏa thuận phương án tổng mặt bằng và kiến trúc công trình của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền?
3. Hiện nay quy định về các trường hợp phải lập Quy hoạch tổng mặt bằng chỉ quy định cận trên về quy mô diện tích các lô đất (dưới 2ha…, dưới 10ha…, dưới 5ha…), chưa có quy định về cận dưới diện tích các lô đất… trên thực tế, có rất nhiều dự án ĐTXD cơ sở sản xuất, kinh doanh; trụ sở cơ quan, doanh nghiệp; công trình văn hóa, Y tế, Giáo dục… xây dựng trên các lô đất có diện tích khoảng vài trăm m2, dưới 1.000m2, từ 1.000m2 đến 2.000m2… việc phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng của các dự án có quy mô diện tích nhỏ như nêu trên (với quy trình thực hiện theo quy định của Nghị định 35 là theo trình tự thủ tục của lập Quy hoạch chi tiết) sẽ làm mất rất nhiều thời gian thực hiện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo áp lực về giải quyết và phát sinh rất nhiều thủ tục hành chính cho các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn tại các địa phương.