-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hòa Bình do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Ngày 21/9/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Theo đó, tại điểm b khoản 1 Điều 9 quy định: “Đô thị thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 60% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng”. Việc giảm chỉ tiêu mật độ dân số toàn đô thị là phù hợp với tình hình thực tiễn ở các địa phương. Tuy nhiên, mật độ dân số khu vực nội thành theo quy định vẫn giữ nguyên (tối thiểu từ 8.000 người/km2, tối đa từ 10.000 người/km2); mật độ dân số nội thành được tính bằng mật độ dân số (đã quy đổi)/diện tích đất xây dựng đô thị. Như vậy, sẽ rất khó khăn đối với các tỉnh miền núi vì đối với khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, dân cư phân bố rải rác, chỉ tập trung tại một số phường trung tâm của thành phố. Mặt khác, nếu địa bàn có công trình xây dựng lớn cũng sẽ chiếm phần lớn diện tích đất xây dựng đô thị. Do đó, để đảm bảo phù hợp với điều kiện địa hình và chất lượng đô thị, đề nghị nghiên cứu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh áp dụng tiêu chí mật độ dân số tối thiểu là 80% mật độ dân số theo quy định đối với khu vực nội thành”.
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung kiến nghị như sau:
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022 với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị quan tâm chương trình phát triển nhà ở xã hội, xem là chương trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia nhằm tạo điều kiện cho người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, trung bình có cơ hội sở hữu nhà ở".
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 2081/BDN ngày 30/12/2022 với nội dung kiến nghị:“Cử tri kiến nghị Bộ hoàn thiện Luật Nhà ở hiện hành nhằm thúc đẩy các chính sách nhà ở xã hội, cần có những chế tài thích hợp để xử lý những đơn vị chưa tuân thủ theo luật định, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của ba đối tượng chính trong công cuộc xây dựng nhà ở xã hội”.
-
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 2081/BDN ngày 30/12/2022 của Ban Dân nguyện đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai được chuyển đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị quan tâm việc xây dựng nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu cho người dân có thu nhập thấp theo quy định dành 20% quỹ đất theo điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 còn rất khó khăn, kiến nghị quan tâm quy hoạch quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời nhu cầu về nhà ở xã hội là rất lớn cần bổ sung các đối tượng được mua nhà ở xã hội như buôn bán nhỏ, người có ít vốn buôn bán tạm …và có các ưu đãi để thu hút trong đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để người lao động, công nhân có nơi ở ổn định vì Đồng Nai là địa phương có nhiều dân di cư vào sinh sống nhất là công nhân tại các khu công nghiệp phải ở trong các khu nhà trọ thường rất chật hẹp, không khí ẩm thấp, không có lối thoát hiểm, không đảm bảo an toàn”.
-
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 2081/BDN ngày 30/12/2022 của Ban Dân nguyện đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh được chuyển đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng xây dựng các chính sách nhà ở xã hội tại Việt Nam cho các nhóm đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp thông qua các bài học kinh nghiệm quốc tế”.
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Cần Thơ do Ban Dân nguyện chuyển đến với nội dung kiến nghị: “Đề nghị quan tâm chỉ đạo và tập trung đầu tư phát triển nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết cho lực lượng cán bộ, công chức và công nhân lao động tại các đô thị (nhất là tại các đô thị lớn) về chỗ ở”.
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hồ Chí Minh gửi đến qua văn bản số 2081/BDN ngày 30/12/2022 của Ban Dân nguyện với nội dung kiến nghị: “Cử tri cho rằng thủ tục về phát triển nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài; mục tiêu phát triển nhà ở xã hội theo Chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 chưa đạt mục tiêu theo yêu cầu và giá nhà ở xã hội cũng đang ở mức cao. Đề nghị Bộ nghiên cứu có giải pháp để khắc phục’’.
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng được chuyển đến kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của pháp luật về nhà ở nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng cơ chế chính sách cụ thể về việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp”.
-
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng gửi tới kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV với nội dung kiến nghị: "Kiến nghị tham mưu, sửa đổi, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng theo hướng phân cấp hoặc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải kiểm tra, nghiệm thu của cơ quan quản lý chuyên ngành với: (1) công trình giao thông đi qua cả khu vực đô thị và ngoài đô thị; (2) công trình giao thông trong đô thị mà Người quyết định đầu tư là Giám đốc Sở Giao thông vận tải".