Nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận số 19-KL/TW ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị) và Đề án số 292-ĐA/ĐĐQH15 ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Đảng đoàn Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Đề án của Đảng đoàn Quốc hội); Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15); Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi tắt là Quyết định số 2114/QĐ-TTg).
Bên cạnh đó, xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Kế hoạch gồm các nội dung sau:
1. Tập trung nghiên cứu, rà soát để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc nghiên cứu, đề xuất xây dựng mới các văn bản luật, nghị quyết đã được xác định trong Đề án của Đảng đoàn Quốc hội:
Tập trung nghiên cứu, rà soát các luật, nghị quyết gắn với nhiệm vụ lập pháp thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng bảo đảm chất lượng, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát cần làm rõ các nội dung: Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi và hiệu quả thực tế của các quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết đang điều chỉnh vấn đề có liên quan đến nội dung định hướng. Xác định rõ các nội dung bất cập, hạn chế, mâu thuẫn, chồng chéo, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan; Trường hợp nội dung nêu trong định hướng là vấn đề mới chưa có quy định trong luật, nghị quyết thì cần nghiên cứu, đánh giá việc thi hành văn bản dưới luật (nếu có) đang điều chỉnh nội dung này; làm rõ nhu cầu cần có quy định của luật hoặc nghị quyết để điều chỉnh và kinh nghiệm quốc tế; Đề xuất giải pháp cụ thể xử lý kết quả nghiên cứu, rà soát
Trường hợp qua nghiên cứu, rà soát cho thay cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, nghị quyết thì kịp thời lập đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ lập pháp, thường xuyên rà soát, kịp thời điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ lập pháp báo đảm phù hợp với đường lối Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
2. Tập trung soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ thông qua Báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát; cần kịp thời lập đề nghị để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với trường hợp qua nghiên cứu, rà soát cho thay cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, nghị quyết.
3. Tổ chức soạn thảo luật, nghị quyết sau khi được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV
Triển khai soạn thảo dự án luật, dự thảo nghị quyết bảo đảm chất lượng, tiến độ, tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, đối tượng chịu sự tác động của văn bản và nghiêm túc tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý để bảo đảm tính khả thi; tiếp thu, chỉnh lý và kịp thời báo cáo Chính phủ những vấn đề lớn có ý kiến khác nhau hoặc phát sinh để giải trình, bảo vệ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phú, các bộ, ngành liên quan, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết.
4. Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào xây dựng pháp luật
Chú trọng ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào xây dựng pháp luật. Hiện đại hóa phương thức, phương tiện xây dựng pháp luật. Khai thác, ứng dụng thành tựu của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ số để đổi mới phương pháp, rút ngắn quy trình, tiết giảm thời gian, nâng cao chất lượng soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, dự thảo nghị quyết.
5. Phối hợp với Văn phòng Chính phú, Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thực hiện Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Trung tâm Thông tin
Nguồn: Quyết định 121/QĐ-BXD.