• Vấn đề phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm với những chỉ đạo sát sao và quyết liệt. Để có những căn hộ giá rẻ, phù hợp với nhu cầu của công nhân và người lao động ngoài những chính sách ưu đãi của Nhà nước, còn cần sử dụng các loại vật liệu phù hợp vừa đảm bảo độ bền, tiết kiệm năng lượng và hạ giá thành công trình.

  • Xu hướng công nghệ tạo ra nhiều sự thay đổi nhanh chóng trong mô hình kinh doanh bất động sản (BĐS) và tạo cơ hội phát triển của các công ty bất động sản tại Việt Nam. Các công nghệ được phát triển dựa trên nền tảng cải tiến về tốc độ và độ chính xác của đường truyền internet, những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và tăng khả năng thuận lợi trong kinh doanh. Việc triển khai ProTech tại Việt Nam có độ trễ so với lịch sử phát triển và các giai đoạn phát triển của ProTech trên thế giới, nhất là trong giai đoạn ban đầu do yếu tố công nghệ và thông tin. 

  • Thời gian vừa qua đã xảy ra một số vụ cháy lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến dư luận trong nước quan tâm hơn đến công tác PCCC, đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước cũng tăng cường kiểm tra, siết chặt việc chấp hành quy định an toàn PCCC. Bên cạnh các ý kiến ủng hộ việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, đúng quy định với tinh thần thượng tôn pháp luật, để công tác PCCC phải lấy phòng là chính thì còn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng “Việt Nam là một nước đang phát triển, nhưng quy định PCCC còn cao hơn nhiều nước phát triển, có thể nói, quy định PCCC của Việt Nam đang gần như cao nhất thế giới”; “Quy định PCCC của chúng ta có nhiều điểm tương đồng với Mỹ, nhưng thêm thắt thêm nhiều quy định, khiến cho quy định này còn cao hơn Mỹ”; “Nhiều quy định mới về phòng cháy chữa cháy được giới doanh nghiệp đánh giá là vượt cả nước phát triển. Yêu cầu an toàn PCCC là bắt buộc nhưng cũng phải tính mức độ khả thi, an toàn mà không có tính khả thi thì làm khó doanh nghiệp và người dân!”

  • Bài viết khái quát những giá trị lịch sử và đương đại của mô hình nhà ở XHCN - các Khu tập thể được xây dựng ở Hà Nội và các TP lớn của miền Bắc trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp (1960-1985). Đó là: (1) Giá trị xã hội - nhân văn, thể hiện ở chính sách nhà ở như một quyết tâm chính trị của nhà nước, nhằm cung cấp nhà ở cho người lao động trong thời kỳ này; (2) Giá trị kiến trúc - quy hoạch, với dấu ấn của trào lưu kiến trúc hiện đại từ châu Âu qua Liên Xô đến Việt Nam, đánh dấu một giai đoạn trong lịch sử kiến trúc - quy hoạch nhà ở đô thị Việt Nam; (3) Chủ nghĩa quốc tế với nhiều dự án của các nước XHCN hỗ trợ Việt Nam xây dựng các đô thị, trong đó có các Khu nhà ở tập thể; (4) Giá trị xã hội - văn hóa, thể hiện ở lối sống đô thị đặc thù của cư dân các KTT, với tính gắn kết cộng đồng truyền thống như một di sản và những hoài niệm; (5) Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi trên trên thị trường nhà đất hiện nay, trong bối cảnh thị trường nhà ở và BĐS hiện nay.

  • Những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh bất động sản (BĐS) ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung có những bước phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế từng quốc gia. Mỗi quốc gia lại có một hệ thống pháp luật đất đai và BĐS riêng. Trong việc tìm hiểu các mô hình tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư BĐS có lẽ nên bắt đầu với sự phân chia nhóm, nhóm các quốc gia công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất đai và nhóm các quốc gia không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, mà Việt nam là quốc gia điển hình. Việc xem xét ở góc độ tổng thể mô hình các quốc gia này để từ đó có cái nhìn so sánh giúp phân tích tốt hơn bối cảnh pháp lý của Việt Nam hiện nay về quyền tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư BĐS từ đó có các đề xuất nhằm cải thiện hơn nữa việc thực thi các quyền này trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan.

  • Phát triển đô thị thông minh là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Đồng thời, xây dựng phát triển đô thị thông minh cũng nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, các địa phương đang chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực nhằm góp phần nâng cao cuộc sống của người dân, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền địa phương nơi đó… Có thể nói, xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh đô thị hóa và chuyển đổi số một cách mạnh mẽ như hiện nay là một trong những giải pháp giúp sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

  • Bài viết này nêu lên thực trạng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đô thị Hà Nội hiện nay: Giao thông, cấp nước, thoát nước, chất thải rắn, năng lượng và chiếu sáng đô thị… Đồng thời nêu một số xu hướng cần thiết như: thông minh hóa đô thị bắt đầu ngay từ quy hoạch, xây dựng hệ thống CSDL tích hợp cho phân tích quản lý, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn. Triển khai đầu tư xây dựng và kết nối hệ thống đồng bộ theo quy hoạch.

  • Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư phát triển ở các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì việc sử dụng vốn ngân sách còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đề cập đến công tác quản lý công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng và trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn hiện nay.

  • Trong những năm qua, việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm đó đã được cụ thể hóa bằng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi và kết quả là hàng trăm dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được hoàn thành (khoảng 7,8 triệu m2) giúp hàng trăm nghìn hộ gia đình có được chỗ ở an toàn, hạnh phúc. Tại Hội nghị trực tuyến thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu: “Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân là trách nhiệm,  nghĩa vụ, đạo đức của cả hệ thống chính trị, của những người làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, của doanh nghiệp và của người dân” và giao Bộ Xây dựng chủ trì thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

  • Tóm tắt: Phát triển bền vững trở thành lựa chọn chiến lược quan trọng, ưu tiên hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Song song quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bất động sản luôn luôn được xem là sản phẩm cần thiết, cơ bản gắn với đời sống và sự sinh tồn của nhân loại. Phát triển bền vững thị trường bất động sản (BĐS) không chỉ giúp giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu mà còn làm gia tăng giá trị tài sản. Thực tiễn chứng minh phát triển thị trường BĐS bền vững đã thực hiện thành công ở nhiều nước, hiệu quả mang lại có sức thuyết phục và có tác động lan tỏa đến các quốc gia khác trên thế giới. Bài viết này xem xét khía cạnh phát triển thị trường BĐS bền vững, xem xét các mô hình đánh giá để làm cơ sở khuyến khích các giải pháp cho phát triển thị trường BĐS bền vững ở Việt Nam.

  • 1. Pháp luật liên quan đến Quy hoạch đô thị tích hợp

    - Luật Quy hoạch 2017

    Luật Quy hoạch 2017: “Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”.

<<1...3456...346>>
Tìm theo ngày :