Tìm mô hình đô thị thích hợp cho TP.HCM

Thứ hai, 27/02/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Ngày 24/2, Viện Kinh tế TP.HCM phối hợp với Viện Quy hoạch Xây dựng đã tổ chức hội thảo Dân số với phát triển kinh tế xã hội TP.HCM. Nhiều tham luận tại hội thảo đã góp phần làm rõ những luận cứ cho việc xác định quy mô dân số TP.HCM; định hình các chính sách, biện pháp nhằm điều tiết và phân bố dân cư gắn với quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị TP.
' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.2772.306' />
TP.HCM nhìn ra biển Đông.
Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM, tốc độ tăng bình quân dân số tại TP.HCM trong những năm 1999-2004 cao hơn tốc độ tăng dân số của thời kỳ trước đến 21,3%, tức bằng mức tăng dân số của TP 10 năm trước đó.

Tuy nhiên, mức tăng này chủ yếu là tăng cơ học vì nhiều năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của TP giảm. Dân nhập cư chiếm gần 30% dân số của TP, chủ yếu tập trung ở các quận mới và quận ven.

Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển Hạ tầng cho rằng, dân số có ý nghĩa quyết định đến phát triển đô thị và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, cần phải đặt ra một bài toán dân số làm đề bài.

Theo ông Sơn, tổng số di dân từ nông thôn ra thành thị đóng góp 40% vào tỷ lệ tăng trưởng đô thị. Dân nhập cư đang là vấn đề quan ngại của các TP lớn như TP.HCM, nhưng cần khẳng định rằng đây là một thuận lợi, tạo sức mạnh cho nền kinh tế nếu dân cư được phân bố hợp lý.

Đồng tình với ý kiến trên, Phó GS.TS Nguyễn Minh Hòa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đô thị và phát triển cộng đồng cho rằng dân số TP sẽ không tăng đột biến không quá 10 triệu dân nhưng vấn đề là phải phân bố dân cư như thế nào để tránh việc quá tải cục bộ. TS Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM cho rằng nên ngưng tập trung phát triển dịch vụ đô thị ở các khu vực trung tâm để phát triển ra các quận ven.

Nhiều ý kiến thống nhất rằng nên xây dựng các đô thị vệ tinh. Ông Nguyễn Công Minh, chuyên viên Sở Giao thông Công Chính TP.HCM đề xuất, trước mắt đầu tư cải tạo đô thị ở những đô thị cận trung tâm: Thủ Đức, quận 9; khu Gia Định; khu Tân Bình, Tân Phú; khu Bình Chánh; quận 12, Hóc Môn, Củ Chi với việc đầu tư đầy đủ mọi điều kiện tốt nhất để giãn dân ra khỏi trung tâm TP.

Còn khu trung tâm cũ trong vòng 10 năm phải hạn chế phát triển khu dân cư cao tầng, chỉ phát triển những khu thương mại hàng công nghệ cao, hàng cao cấp. Ông Nguyễn Đăng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng cũng đưa mô hình phân bố dân cư Vùng đô thị mở rộng. Theo ông, vùng đô thị mở rộng này thường có bán kính 50 km vươn ra theo đường cao tốc, có thể đi làm và về trong ngày.

Được biết, Viện Kinh tế sẽ đúc kết những ý kiến từ hội thảo này để trình Thành ủy, UBNDTP làm cơ sở xem xét để định hướng phát triển TP.HCM trong tương lai.

Nguồn tin: Báo SGGP, ngày 25/2/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)