Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình gửi tới Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV(02/01/2020)

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Văn bản số 415/BND ngày 08/11/2019. Nội dung kiến nghị:“ Hiện nay, mật độ dân số và chất lượng không khí ngày càng trở nên đáng báo động ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian gần đây, vụ cháy Nhà máy bóng đèn – phích nước Rạng Đông càng làm dấy lên mối lo ngại về các nhà máy trong khu dân cư; tình trạng ách tắc giao thông ngày càng trở nên trầm trọng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo, rà soát di dời các nhà máy công nghiệp, các trường đại học ra khỏi khu dân cư; đồng thời kiên quyết hạn chế cấp phép xây dựng khu dân cư trong khu vực nội đô; sử dụng đất đã di dời các nhà máy, trường đại học thành công trình công cộng như công viên, cây xanh. Chính phủ cần phát động chủ trương xây dựng đô thị “xanh” trong cả nước”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Văn bản số 415/BND ngày 08/11/2019. Nội dung kiến nghị: “Hiện nay, việc quy hoạch treo, quy hoạch kéo dài nhiều năm (có nơi quy hoạch trên 20 năm) chưa thực hiện đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhiều khu vực của Thành phố. Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng cần xem xét đến việc quy hoạch các công trình hạ tầng (cây xanh, công trình công cộng, hạ tầng khác,...) trong các đồ án quy hoạch đô thị. Các quy hoạch này chậm được thực hiện, không được điều chỉnh theo luật định đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Bộ Xây dựng có giải pháp gì để đảm bảo quyền lợi của người dân trong khu vực quy hoạch”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 11042/VPCP-QHĐP ngày 03/12/2019, nội dung kiến nghị như sau: “Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu Giang gửi tới Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 11042/VPCP-QHĐP ngày 03/12/2019, nội dung kiến nghị: “Chương trình cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ (Nghị định số 100/2015/NĐ-CP) chính thức khởi động từ đầu tháng 4/2018. Tuy nhiên, đến thời điểm này việc phát triển nhà ở xã hội mới chỉ đạt khoảng 33% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Nguyên nhân là do vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong giai đoạn 2018-2020 hơn 1.300 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 14% so với yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội, dẫn đến tình trạng nhiều người thu nhập thấp không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này. Mặt khác, chủ đầu tư cũng hạn chế nguồn lực nên xây dựng cầm chừng dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, gây lãng phí. Kiến nghị có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc việc thực hiện chương trình cho vay mua nhà ở xã hội”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 11042/VPCP-QHĐP ngày 3/12/2019  với nội dung kiến nghị: “Trong thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, phát huy lợi thế, đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cũng như cả nước. Hướng phát triển xây dựng Đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường” là phù hợp với thế mạnh của tỉnh và chủ trương của Đảng, Nhà nước. Cử tri kiến nghị Chính phủ xem xét, có cơ chế chính sách riêng để công nhận Thừa Thiên Huế là đô thị di sản đặc thù - thành phố trực thuộc Trung ương”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội gửi tới trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo văn bản số văn số 415/BDN ngày 8/11/2019 với nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị Bộ Xây dựng cho sửa đổi Thông tư số 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng nhằm khắc phục những bất cập về quản lý, sử dụng nhà chung cư đồng thời bàn giao cho cấp quận quản lý vì cấp này là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo văn bản số 7461/VPCP-QHĐP ngày 21/8/2019 với nội dung kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các đô thị, thị trấn miền núi để xây dựng cơ sở hạ tầng, có chính sách kích cầu xây dựng thị trấn văn minh đô thị như chính sách xây dựng nông thôn mới. Có cơ chế hỗ trợ cho các thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến theo công văn số 3243/LĐTBXH-VP ngày 05/8/2019 với nội dung kiến nghị: “Cử tri đề nghị nâng mức cho vay hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ đối với hộ làm mới từ 25 triệu đồng/hộ, lên mức 50 triệu đồng/hộ. Vì mức cho vay hỗ trợ xóa nhà tạm như hiện nay thấp chưa đáp ứng được nhu cầu làm nhà của hộ nghèo”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai do Ban Dân nguyện, Ủy Ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 248/BDN ngày 15/7/2019 với nội dung kiến nghị: “Theo quy định của Luật Xây dựng hiện nay thì “Đối với một khu vực, khi đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và đã công bố, thì người dân sống trong khu vực đó, sẽ hoặc là không được cấp phép xây dựng, để xây dựng nhà ở hoặc là chỉ được cấp phép xây dựng nhà ở có thời hạn và phải cam kết tự phá dỡ không được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, mặc dù đất đó đã được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất là đất ở”. Điều này đã và đang làm cho người dân sống trong khu vực có quy hoạch vô cùng khốn khổ, đặc biệt là những người dân đang sống trong một số khu vực “quy hoạch treo”, vì nhà cửa xuống cấp hoặc có nguy cơ sập đổ, ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng không được xây dựng lại hoặc được xây lại, nhưng có nguy cơ “mất hết cả gia tài” vì không được đên bù khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời quy định như trên là thiếu thực tế, không công bằng với người dân đang sống trong khu vực quy hoạch và rất khó cho cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý. Để quy định trên có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế và công bằng hơn với người dân đang sống trong vùng có quy  hoạch, đề nghị xem xét, điều chỉnh lại quy định trên, theo hướng: “Người dân sống trong vùng quy hoạch được duyệt, vẫn được cấp phép xây dựng nhà ở, và khi nhà nước thu hội đất sẽ vẫn được bồi thường, nhưng bị hạn chế về quy mô khi xây mới nhà ở trong vùng quy hoạch”.
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ gửi tới trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo văn bản số 6225/VPCP-QHĐP ngày 12/7/2019 với nội dung kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi Điều 41 về hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, thống nhất với Điều 15 về thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.”
  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 248/BDN ngày 15/7/2019 với nội dung kiến nghị: “Đề nghị Bộ Xây dựng ban hành quy định, hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý Khu công nghiệp, Khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 63, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP”.
Tìm theo ngày :