Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV(03/09/2020)

Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với  nội dung kiến nghị: “Theo phân cấp thì các công trình cấp I do cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định theo quy định. Tuy nhiên, việc cấp phép xây dựng công trình này do địa phương cấp thì không thuận tiện cho chủ đầu tư phải đi lại hai nơi. Do đó, để thuận tiện cho chủ đầu tư của các dự án này, đề nghị Bộ Xây dựng xem xét phân cấp về thẩm quyền thẩm định các dự án cấp I cho địa phương”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị: “Cử tri kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế (IEC) đối với thiết bị chính của dự án điện mặt trời áp mái. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc đầu tư lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Kạn do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với các nội dung kiến nghị: Đề nghị xem xét điều chỉnh một số nội dung quy định tại Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi Thủ tướng Chính phủ sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo văn bản số 6531/VPCP-QHĐP ngày 08/08/2020 với nội dung: “Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc xây dựng trái phép, việc phân lô, bán nền tràn lan đang diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước như hiện nay. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai và phá vỡ quy hoạch phát triển của từng địa phương”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 288/BDN ngày 24/7/2020 với nội dung kiến nghị: “Cử tri tiếp tục phản ánh công tác quản lý trật tự xây dựng, hiện nay tại nhiều địa phương bộc lộ điểm yếu, bất cập dẫn đến nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép gần hoàn thiện mới được phát hiện, dẫn đến khó khăn trong công tác xử lý. Cử tri đề nghị có biện pháp mạnh để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm, tránh tình trạng “việc đã rồi”..

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Thừa Thiên Huế do Ban Dân nguyện chuyển đến theo công văn số 288/BDN ngày 24/7/2020 với nội dung kiến nghị: “Tại khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở quy định: “Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.”; Bộ Xây dựng đã có Công văn số 296/BXD-QLN ngày 09/12/2019 hướng dẫn “quy định tại khoản 5 Điều 63 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP thì đối với những nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/01/2007 trở về sau được thực hiện giải quyết theo pháp luật về tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước (nay là pháp luật về tài sản công)”. Tuy nhiên hiện nay pháp luật về tài sản công chưa có quy định cụ thể giải quyết các trường hợp này. Để có cơ sở thực hiện, đề nghị có quy định cụ thể đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà bố trí sử dụng từ ngày 19/01/2007 trở về sau mà người đang thuê ở có nguyện vọng mua nhà ở đó”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 6531/VPCP-QHĐ ngày 08/8/2020 với nội dung kiến nghị: “Cử tri phản ánh, dự án đường ống nước sông Đà, dự án đại lộ Thăng Long qua địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đã thực hiện xong từ nhiều năm nay, các hộ dân có đất bị thu hồi cho dự án đã được bố trí đất tái định cư, nhưng chưa được nhận tiền thuê nhà tạm cư. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành chức năng có giải pháp kịp thời để người dân sớm nhận được kinh phí trên”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Công văn số 6531/VPCP-QHĐP ngày 08/8/2020 với nội dung kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư và phê duyệt tất cả các dự án nhà ở xã hội, kể cả dự án từ 2.500 căn trở lên. Đề nghị giao cho Sở Xây dựng thẩm duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật các công trình cấp 1 (trên 24 tầng, trên 74m). Đề nghị giao cho Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tất cả các công trình kể cả dự án nhóm A; dự án công trình có chiều cao từ 100m trở lên. Đề nghị giao cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc thỏa thuận chiều cao tối đa công trình (trên cơ sở Cục Tác chiến thống nhất với Sở Xây dựng, hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, hoặc Bộ Tư lệnh thành phố về bản đồ phễu bay, và cao độ tĩnh không)”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị: “Về trình tự thực hiện quản lý dự án đầu tư công đối với công trình đặc thù (trong đó có các công trình thuộc các dự án cấp bách xử lý hậu quả do sự cố thiên tai hoặc sự cố công trình…) được quy định trong Nghị định 59/2015/NĐ-CP, 42/2017/NĐ-CP: Đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn bằng việc tham mưu với Chính phủ điều chỉnh nâng cao mục 5 quản lý công trình đặc thù của Nghị định 59/2015/NĐ-CP thành một Nghị định riêng do Chính phủ ban hành. Đặc biệt Nghị định này phải có được liên kết với các nghị định về tình trạng khẩn cấp được quy định trong các nghị định khác (như Nghị định 160/2018/NĐ-CP…) và liên kết được với Điều 42 Luật Đầu tư công năm 2019”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Nam Định do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020  với nội dung kiến nghị: Hiện nay, Chính phủ quy định không chấp thuận đầu tư các lò đốt rác, bãi chôn lấp rác thải quy mô cấp thôn, xã. Tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCVN 07:2010/BXD của Bộ Xây dựng quy định khoảng cách tối thiểu an toàn của lò đốt chất thải là 500 m. Với quy định này, địa phương rất khó tìm được vị trí đáp ứng được quy chuẩn. Đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể để địa phương có cơ sở tổ chức thực hiện việc xử lý rác thải sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường”.

  • Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Tháp do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 223/BDN ngày 15/6/2020 với nội dung kiến nghị: “Kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, sửa đổi Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng với việc quy định đến 11 nhóm công nhân xây dựng trực tiếp (trước đây là 2 nhóm), quy định như trên là chưa phù hợp với thực tế sử dụng nhân công ngoài thị trường lao động, nên rất khó thực hiện”.

Tìm theo ngày :