Công ty Sông Đà 5 tự tạo giàn máy đổ bê tông bản mặt

Thứ tư, 01/11/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
23/10/2006 Công ty Sông Đà 5 là đơn vị chủ lực, chịu trách nhiệm thi công nhiều hạng mục chính tại công trình xây dựng nhà máy TĐ Tuyên Quang. Đây là Dự án trọng điểm cấp quốc gia có Tổng công suất lắp máy lên đến 342MW, do EVN làm chủ đầu tư, TCT Sông Đà làm tổng thầu EPC.

Tuyến áp lực ở công trình này được nhà thiết kế cho thi công theo dạng kết cấu đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông. Đây là công nghệ mới, lần đầu tiên ở nước ta đưa vào áp dụng tại TĐ Tuyên Quang. Sông Đà 5 là đơn vị phải đảm nhận việc rải hơn 1.700 tấn thép và đổ 25.000m3 bê tông trên bản mặt đập với chiều dài hơn 900m chiều cao từ mặt xuống đáy đập là 12m. Một việc làm mới với khối lượng lớn như vậy lại phải hoàn thành trước mùa lũ năm 2006. Theo biện pháp thi công sẽ chia diện tích toàn bộ bản mặt đập thành 52 khối đổ, mỗi khối đổ hơn 700m3 bê tông trên mặt thép đã được định vị có chiều dài là 148m rộng 12m. Sau một khối đổ đầu tiên phải mất khoảng 80 tiếng đồng hồ liên tục đổ bê tông không thể ngừng nghỉ cùng với ngót 20 công nhân phải dùng sẻng trang gạt bê tông....

Phải tìm sáng tạo, hoặc phải có biện pháp khác hiệu quả hơn, chứ không thì khó vượt lũ. Đó là những suy tính, trăn trở của lãnh đạo Công ty Sông Đà 5. Kỹ sư Vũ Khắc Tiệp, một người đã theo nghề bê tông làm tường phân dòng, tường chắn sóng, đổ bê tông mái vòm v.v... ở nhiều công trình thuỷ điện của đất nước đã tìm hiểu cùng các chuyên gia trên công trình về kinh nghiệm đổ bê tông bản mặt. Được biết ở Trung Quốc, Thái Lan, ấn Độ đã dùng 2,3 bàn trượt, hoặc máng trượt bê tông, nhưng cũng không khắc phục việc dùng lao động thao tác thủ công. Từ ý tưởng đó. Vũ Khắc Tiệp bàn với kỹ sư Nguyễn Xuân Chuẩn rồi cùng tập thể Phòng Kỹ thuật CT tìm cách tận dụng vật tư thiết bị tại phân xưởng để chế tạo một tổ hợp thiết bị phục vụ cho việc đổ bê tông đầm lăn theo công nghệ mới áp dụng lần đầu ở nước ta tại thuỷ điện Tuyên Quang. Trước tiên nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và thiết kế một bàn trượt có chiều dài là 12,8m chiều rộng là 1,2m có gắn 2 vít tải tự chế tạo bằng vật tư đặc chủng đường kính là 350mm. Bộ phận này thay cho việc phải sử dụng trước đó là 20 công nhân dùng tay càm xẻng gạt bê tông mỗi khối/ca. Theo đó là làm mới máy rải áp phan trên mặt sau khi bê tông xe cứng. Nhưng còn việc làm biến dạng mặt đập để chống thấm mới là khâu hệ trọng . Đó là máy uốn tấm đồng. CT đã đôi 3 lần tìm đến đơn vị cơ khí quân đội đặt chế tạo giúp. Nhưng vì đơn chiếc, giá thành cao, anh trở về xưởng cùng nhóm kỹ thuật tìm cách nghiên cứu tự chế tạo lấy. Theo tính toán của kỹ sư Vũ Khắc Tiệp, một người dày kinh nghiệm, với chuyên môn cao thì việc trộn bê tông mác cao gồm có sỏi, đá, cát vàng, xi măng đều là vật liệu có tính mài mòn lớn nên nhóm chế tạo đã phải tìm và đặt mua các chủng loại đồng sắt, thép có cường độ rắn và cứng để giảm độ mài mòn. Khi cả 3 bộ phận này đưa vào áp dụng, thời gian thi công một khối đổ đã rút ngắn được hơn 1/3. Số nhân công giảm từ 18 nay chỉ cần 7, 8 nhân công 1 ca là đủ, trong khi người thợ không còn phải dùng lực cánh tay để trang gạt bê tông.

Vẫn chưa thoả mãn, do đã có máy nên tốc độ đổ và rải bê tông nhanh hơn, Vũ Khắc Tiệp bèn cho gia công mới những chiếc gầu tải bê tông loại 5m3 rồi dùng cần cẩu loại MD900 để thi công vừa đủ khối lượng chứa của một xe bê tông chuyên dùng thay vì những chiếc gầu tải lớn nhất từ xưa đến nay vẫn làm chỉ chứa tối đa 3m3, để áp dụng vào những hạng mục cần cho tiến độ trên toàn công trình. Nhìn độ mịn của mặt đập cho thấy sự liên kết bền chặt của bê tông suốt cả chiều dài thân đập, không lồi lõm, không vết rạn nứt, các chuyên gia nước ngoài đều tỏ ý khen ngợi và thầm phục. Việc chế tạo thành công 1 cụm máy đổ bê tông liên hoàn tại đập đá đổ đầm nén bê tông bản mặt trên công trình TĐ Tuyên Quang không chỉ làm lợi hơn 2 tỷ đồng mà điều quan trọng hơn là rút ngắn nhiều thời gian thi công hoàn thành công tác chống lũ 2006, đồng thời phục vụ tích nước hồ chứa thượng lưu, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phía hạ du vào mùa nước kiệt đồng thời góp phần làm tăng công suất phát điện của nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình. Theo kỹ sư Nguyễn Xuân Chuẩn Chủ tịch HĐQT CT Sông Đà 5 vừa có chuyến đi Lào về kể lại rằng: Trong các dự án thuỷ điện lớn đã được 2 chính phủ Việt Nam và Lào cho phép TCTy Sông Đà đầu tư xây dựng tại tỉnh Xê Kông và tỉnh A Tô Pư công suất 450MW cũng sẽ triển khai thi công các đập thuỷ điện theo thiết kế dạng bê tông bản mặt. Như vậy toàn bộ máy móc thiết bị do CT Sông Đà 5 chế tác ra sẽ được đầu tư nghiên cứu, cải tiến thêm một số chức năng kỹ thuật, thao tác để đưa đến áp dụng tại những dự án kể trên ngay từ năm 2007.

Nguồn tin : Songda.com.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)