Đô thị - Vấn đề cấp bách hiện nay

Thứ tư, 25/10/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Thứ Tư, 04/10/2006 - 10:00 AM Lựa chọn chủ đầu tư phải công khai Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại được thực hiện theo nguyên tắc công bố công khai các khu đất dành để phát triển nhà ở thương mại trên phạm vi địa bàn để các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế biết và tham gia đăng ký đảm nhận chủ đầu tư dự án Nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở vừa được công bố hôm 13-9-2006.
Nghị định nêu rõ, căn cứ chương trình phát triển nhà ở, danh mục dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền công bố công khai danh mục các dự án phát triển nhà ở thương mại trong từng thời kỳ trên phạm vi địa bàn; quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn tỷ lệ 1/2.000; địa điểm và ranh giới của các khu đất dự án phát triển nhà ở thương mại; quy mô, điều kiện về sử dụng đất của từng dự án; yêu cầu về thời gian hoàn thành đối với từng dự án để kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đăng ký làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại.
Theo Nghị định trên, điều kiện cơ bản được thuê, mua nhà ở xã hội là người chưa có sở hữu nhà ở và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người; có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát. Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Nghị định nêu, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Nhà ở có nhà ở tạo lập hợp pháp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Các trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì, ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định, phải có thêm văn bản của chủ sử dụng đất đồng ý cho phép sử dụng đất xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã trở lên.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận, trình cơ quan có thẩm quyền ký giấy chứng nhận, thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận nộp các khoản nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và trao trả giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy, đồng thời, có trách nhiệm sao 1 bản giấy chứng nhận chuyển cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp để lưu theo quy định.
Đẩy nhanh tiến độ bán nhà
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành nghị quyết về một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo quy định tại Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ.
Thực tiễn triển khai cho thấy, chính sách bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê trong gần 12 năm qua đã góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện về chỗ ở cho hàng vạn hộ gia đình. Tuy nhiên, việc bán nhà ở vẫn còn rất chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra, bình quân đạt khoảng 45% Hà Nội bán 82.000 căn, TP.HCM bán 54.963 căn, TP.Hải Phòng bán 10.000 căn, TP.Đà Nẵng đã bán 3.530 căn.... Những địa phương có nhiều nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đều chưa hoàn thành việc bán nhà ở theo thời hạn mà Chính phủ đã quy định tại Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP 19-5-2004 về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản.
Nguyên nhân của tình hình trên là do việc chuyển giao nhà ở từ các cơ quan tự quản sang cơ quan quản lý nhà đất của địa phương còn chậm; sự phối hợp của các ban, ngành chưa chặt chẽ; nhiều nơi thủ tục hành chính còn phức tạp; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua còn chậm; một số quy định về thu tiền nhà khi bán nhà cấp IV tự quản đã xây dựng lại, phương thức trả dần tiền mua nhà ở quy ra vàng chưa phù hợp với thực tế.
Để đẩy nhanh tiến độ bán nhà ở thuộc sử hữu nhà nước cho người đang thuê nhằm giải quyết những bức xúc cho người mua nhà, tạo điều kiện thực hiện các quy định của Luật Nhà ở đã được Quốc hội thông qua, góp phần chấn chỉnh công tác quản lý đối với quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, Chính phủ thống nhất một số giải pháp sau:
1. Các cơ quan, đơn vị đang quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ quỹ nhà ở về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi tắt là UBND cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận nguyên trạng để triển khai công tác quản lý theo quy định thống nhất về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước về việc bán nhà ở cho người đang thuê trên địa bàn. Việc chuyển giao phải hoàn thành trước ngày 30-12 -2006.
Đối với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà không xác định được cơ quan, đơn vị quản lý thì UBND cấp tỉnh tiến hành thủ tục quản lý mà không cần có văn bản thỏa thuận của cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Về thu tiền sử dụng đất, tiền nhà khi bán nhà ở cho người đang thuê:
a Giá đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê được thực hiện theo giá mà UBND cấp tỉnh đã áp dụng tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004. Mức thu tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/CP và Nghị định số 21/CP; Đối với phần diện tích đất mở rộng liền kể với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nếu phù hợp với quy hoạch xây dựng thì người mua nhà phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích mở rộng đó theo quy định tại Nghị định số 61/CP.
b Giá nhà ở cấp IV từ cơ quan tự quản chuyển giao nhưng trước khi chuyển giao chưa có hợp đồng thuê nhà và người thuê nhà đã phá vỡ, xây dựng lại thì giá trị còn lại của nhà được tính bằng 0 bằng không.
c Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất và tiền nhà khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo Nghị định số 61/CP thực hiện theo các chế độ ban hành trước ngày 01-01-2005.
3. Người mua nhà áp dụng phương thức trả dần trong 10 năm thì số tiền còn lại được thanh toán trong mỗi năm tiếp theo giao nhiệm vụ bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; có kế hoạch và cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cải tạo, xây dựng lại quỹ nhà ở thuộc diện không được bán hoặc người đang ở thuê không mua, bảo đảm yêu cầu an toàn, nâng cao chất lượng chỗ ở và góp phần chỉnh trang đô thị theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, bảo đảm việc bảo toàn vốn đầu tư. Đối với diện tích tái định cư sau khi cải tạo, xây dựng lại thì giá cho thuê và việc quản lý thực hiện theo quy định như đối với quỹ nhà ở xã hội.

CNTT số tháng 9/2006 trang 20
Nguồn tin : irv.moi.gov.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)