Quy luật biến động của thị trường xi măng để bình ổn giá cả

Thứ ba, 24/10/2006 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Việc nắm bắt quy luật biến động này, có thể giúp các nhà hoạch định kế hoạch thực hiện nhiệm vụ "Bình ổn" thị trường xi măng trong phạm vi cả nước, có giải pháp thích hợp và khoa học, luôn giữ thế chủ động mỗi khi thị trường có những biến động lớn.
Đã từ lâu nhà nước vẫn giao cho Tổng Công ty Xi măng Việt Nam TCT làm nhiệm vụ "bình ổn" giá cả thị trường xi măng ngoài nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được xác định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước. Là một doanh nghiệp hạng đặc biệt, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam luôn luôn coi hai nhiệm vụ trên đây là những nhiệm vụ trung tâm hàng đầu phải có nghĩa vụ thực hiện, TCT thực sự trở thành "công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế". Việc thực hiện hai nhiệm vụ nói trên luôn phải gắn với mục tiêu không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh thực hiện tốt tiến trình hội nhập với các nền kinh tế khu vực và hội nhập kinh tếquốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Xuất phát từ tư duy như vậy, chúng tôi cho rằng để thực hiện tốt mục tiêu nói trên không thể không nghiên cứu kỹ quy luật biến động của thị trường xi măng trong nước để TCT luôn giành được thế chủ động, vừa bảo vệ được lợi ích quốc gia là ổn định thị trường vừa bảo vệ được lợi ích hoạt động kinh doanh của toàn TCT.
Việc thực hiện hai nhiệm vụ trên đây luôn có kết quả mâu thuẫn trái ngược nhau, những biện pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường đều mang lại kết quả làm ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện mục tiêu của nhiệm vụ hoạt động kinh doanh. Ngược lại, những biện pháp điều chỉnh giá cả theo quan hệ thị trường làm tăng lợi nhuận của người sản xuất đều mang lại hậu quả không tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường. Chỉ có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ trên đây khi TCT thực hiện đồng bộ hàng loạt các biện pháp khoa học, trong đó có việc nghiên cứu kỹ và nắm vững quy luật hoạt động của thị trường trong phạm vi cả nước và những nhân tố tác động đến nó. Trên cơ sở đó mà có những giải pháp chi phối có hiệu quả, đồng thời phải chấp nhận những rủi ro thua thiệt cục bộ để đạt được lợi ích toàn bộ. Qua số liệu thống kê tình hình tiêu thụ xi măng của các năm có thể thấy diễn biến thị trường xi măng khá phong phú.

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.5822.994' />

Trong phạm vi toàn quốc, quý II và quý IV hàng năm nhu cầu tiêu thụ đều tăng hơn so với quý I và quý III, điều này thể hiện tính quy luật chung của thị trường. Riêng năm 1995 có nhu cầu tiêu thụ ba quý đầu năm tương đương nhau, quý IV nhu cầu còn cao hơn; như vậy trong cả năm 1995 nhu cầu lúc nào cũng cao, làm cho sản xuất và cung cấp hàng hoá luôn ở trạng thái căng thẳng, thể hiện tình trạng "sốt" thiếu xi măng trên thị trường, tốc độ tiêu dùng xi măng cả năm đã tăng trên 12% cao nhất từ trước tới thời điểm đó. Năm 1997 do Đông Á bị khủng hoảng kinh tế, làm cho tốc độ đầu tư của các nước trong khu vực vào Việt Nam trong năm 1998 bị chậm lại, làm cho nhu cầu tiêu dùng xi măng cả nước đang tăng từ 14,8% năm 1997, giảm xuống còn 7,5% vào năm 1998 chậm nhất trong vòng 10 năm đó. Tuy vậy, tình hình tiêu thụ các quý trong năm 1998 cũng vẫn theo quy luật chung là mức tiêu thụ quý ở quý II và quý IV vẫn cao hơn ở quý I và quý III.
Từ năm 2000, do chính sách quản lý đầu tư của Nhà nước thông thoáng hơn, tình hình kinh tế khu vực sau khủng hoảng đã hồi phục trở lại, làm cho tốc độ đầu tư trong nước và nước ngoài vào Việt Nam đều tăng, đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng xi măng tăng từ 17% đến trên 26% mỗi năm. Đây là thời kỳ có nhu cầu tiêu dùng xi măng cao nhất từ trước đến nay. Nghiên cứu tình hình biến động của thị trường các khu vực có tính chất chọn mẫu các năm gầnđây nhất để thấy nhu cầu tiêu thụ của các khu vực rất khác nhau:

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.5822.995' />

Tình hình trên đây cho thấy, bất cứ quý nào trong bất cứ năm nào thị trường khu vực các tỉnh miền Bắc đều có nhu cầu cao hơn cả trong ba miền, nó luôn chiếm tỷ trọng từ trên 42% đến trên 53% sản lượng tiêu thụ toàn quốc. Thị trường các tỉnh miền Nam có nhu cầu thấp hơn, chiếm khoảng 33% đến 37%. Thị trường khu vực miền Trung có nhu cầu thấp hơn cả, hàng quý chỉ tiêu dùng khoảng 11% đến 22% sản lượng tiêu thụ toàn quốc trong mỗi quý.
Đất nước ta nằm trải dài trên nhiều vĩ độ khác nhau, bị ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là cho thời tiết của ba miền Bắc Trung Nam thay đổi rất khác nhau. Điều kiện tự nhiên như vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư xây dựng mỗi khi thời tiết thay đổi theo quy luật riêng của nó, đã làm cho nhu cầu tiêu dùng xi măng trên các miền mang tính chất thời vụ. Nghiên cứu tỷ trọng sản lượng xi măng tiêu thụ từng quý của từng miền, so với sản lượng tiêu thụ của miền trong cả năm sẽ thấy tình hình biến động của thị trường mang tính thời vụ rõ nét hơn:

' border=0 src='/image/images?img_id=com.vportal.portlet.vcms.model.VcmsArticle.5822.996' />

Tình hình trên cho thấy ở miền Bắc có nhu cầu tiêu dùng xi măng cao nhất vào quý IV, sau đó là quý II hằng năm; vào thời điểm này thời tiết và quỹ thời gian có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng.
Quý I hàng năm thời tiết thường giá rét, hay mưa phùn ở miền Bắc, nhưng quan trọng hơn là có thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và thời gian theo dương lịch tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày, làm cho quỹ thời gian kế hoạch ngắn lại rất nhiều. Vì vậy, khối lượng thi công xây dựng của các công trình được thực hiện rất ít, đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng xi măng trong phạm vi cả nước.
Một nguyên nhân khác mang tính xã hội, đó là vào thời điểm quý I hàng năm, kế hoạch vốn của các công trình thường chưa được duyệt, hơn nữa việc giải ngân của các dự án đầu tư thường bị chậm ở đầu năm,... Tất cả các yếu tố đó đều làm chậm tốc độ tiêu thụ xi măng trong phạm vi toàn quốc ở quý I.
Qua nghiên cứu những nguyên nhân tác động đến thị trường xi măng trên đây, có thể thấy rõ tính quy luật biến động của nó ở từng miền nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung.

Nguồn tin: T/C Vật liệu xây dựng dân dụng, số 1/2006
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)