Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương

Wednesday, 01/08/2025 10:34
Acronyms View with font size

Sáng nay, ngày 08/01/2025, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Cổng Thông tin điện tử Bộ Xây dựng trân trọng chuyển tới bạn đọc bài tham luận của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Năm 2024 là năm có nhiều khó khăn và thách thức không chỉ đối với ngành Xây dựng mà là đối với cả nền kinh tế đất nước nói chung. Đặc biệt khi cơn bão số 3 Yagi đi qua miền Bắc nước ta, với sức tàn phá nặng nề, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cả nước nói chung và ngành Xây dựng nói riêng. Tuy vậy, với sự đoàn kết, tập trung, nỗ lực cố gắng và đồng lòng quyết tâm cao, tinh thần “vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão”, Chính phủ đã quyết liệt trong chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, cân đối các giải pháp để tăng thu, giảm chi, kiềm chế lạm phát và kéo đà tăng trưởng trở lại tích cực hơn. Đối với ngành Xây dựng, các nhiệm vụ giao trong chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Bộ Xây dựng đã được triển khai theo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra; đặc biệt là công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính đã được đẩy mạnh; cơ chế, chính sách, pháp lut ngày càng hoàn thin, th trưng bt đng sn tng bưc đưc phc hi qua giai đon khó khăn nht, sn xut kinh doanh ca doanh nghip ngành xây dng tng bưc n đnh. Để minh họa cho báo cáo chung, Bộ Xây dựng xin báo cáo tập trung vào các nội dung:

1) Về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản

a) Về phát triển nhà ở xã hội đã được cả hệ thống chính trị đặc biệt quan tâm. Tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Ngày 24/5/2024, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW của về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới...Ngay những ngày đầu năm mới 2025, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo và Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất tổ chức Hội nghị thúc đẩy NOXH và TTBĐS phát triển lành mạnh, bền vững.

Thực tế triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, đến nay trên địa bàn cả nước đã có 645 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô 581.218 căn. Riêng năm 2024, cả nước có 28 dự án với quy mô 20.284 căn đã hoàn thành (tăng khoảng 46% so với năm 2023, tương đương khoảng 6.420 căn); 23 dự án với quy mô 25.399 căn đã được cấp phép, khởi công xây dựng (tăng khoảng 13% so với năm 2023, tương đương khoảng 3.000 căn); số lượng dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư là 113 dự án, tương đương 142.450 căn (tăng khoảng 101% so với năm 2023). Hầu hết các địa phương đã thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, trên địa bàn cả nước đã quy hoạch 1.309 vị trí với quy mô khoảng 9.756 ha đất làm nhà ở xã hội. Chương trình tín dụng 120.000 tỷ cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư: các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho vay khoảng trên 4.000 tỷ đồng, doanh số cho vay đạt 2.360 tỷ đồng (2.162 tỷ đồng cho chủ đầu tư vay tại 17 dự án; 198 tỷ đồng cho người mua nhà tại 15 dự án).

b) Về chính sách nhà ở cho người có công với cách mạng, Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỷ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỷ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 – 2025.

c) Về quản lý thị trường bất động sản, trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành gần 20 văn bản gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, công điện,… với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản tại các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động rà soát, phân loại các khó khăn, vướng mắc của các dự án; hướng dẫn, đôn đốc và tự chủ động tháo gỡ: Trong năm 2024, Tổ công tác nhận được 47 văn bản về khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, người dân và doanh nghiệp (gồm: 03 văn bản của địa phương; 18 văn bản của người dân; 26 văn bản của 22 doanh nghiệp) liên quan đến 32 dự án bất động sản. Theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, Tổ công tác ban hành 25 văn bản để xử lý 47 kiến nghị nêu trên. Có thể nói, các khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản đã từng bước được tháo gỡ, nguồn cung bất động sản đã dần được cải thiện. Với việc thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án dự án bất động sản, dự báo thời gian tới nguồn cung nhà ở đặc biệt là nhà ở xã hội sẽ có các chuyển biến tích cực giúp cho thị trường bất động sản dần tốt lên và vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

2) Về cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, thúc đẩy chuyển đổi số ngành Xây dựng

Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành kịp thời Nghị định số 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng, thay thế cho Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021. Qua đó, (1) Phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu, cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng, chứng chỉ hành nghề. Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính không còn thực sự cần thiết, như giảm loại dự án, công trình phải thẩm định tại cơ quan quản lý nhà nước thông qua mở rộng đối tượng dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật – đã được Luật Xây dựng phân quyền cho người quyết định đầu tư tự thực hiện; quy định cụ thể các  trường hợp chủ đầu tư được điều chỉnh tại bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở không yêu cầu thực hiện điều chỉnh dự án,…; (2) Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng thông qua việc sửa đổi những quy định còn chồng chéo, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quy định để đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế; (3) tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thực tế, đồng bộ hệ thống pháp luật như hệ thống hóa đầy đủ, rõ ràng các loại giấy tờ làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng, đồng bộ với Luật và các Nghị định có liên quan.v.v...; (4) tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể, đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM). Việc kết hợp áp dụng BIM và hệ thống cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động xây dựng về thẩm định, cấp giấy phép xây dựng sẽ là cơ hội để tăng tốc số hóa; chuyển đổi số trong ngành xây dựng.

3) Hướng tới năm 2025, các cấp, các ngành đều tăng tốc bứt phá, quyết tâm hoàn thành tt các ch tiêu, nhim v ti Ngh quyết Đi biu toàn quc ln th XIII ca Đng, Ngh quyết ca Quc hi v kế hoch phát trin kinh tế - xã hi 5 năm 2021-2025, tiến hành Đi hi Đng các cp, tiến ti Đi hi Đi biu toàn quc ln th XIV ca Đng. Ngành Xây dựng sẽ tiếp tục ch đng, tp trung đ đm bo hoàn thành các mc tiêu đã đ ra, đc bit là các nhim v trong các Chiến lược phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, ngành Xây dựng tập trung chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ sau: (1) tp trung công tác xây dng, hoàn thin th chế pháp lut và t chc thi hành pháp lut; đm bo ni dung, cht lưng ca các d án, đ án, văn bn quy phm pháp lut theo đúng quy định v ban hành văn bn quy phm pháp lut. Ngay đầu năm 2025, Bộ Xây dựng có 2 Lut phi trình Quc hi cho ý kiến và thông qua, đó là Lut Cp, thoát nưc (trình Chính ph trong tháng 01/2025) và Lut Qun lý phát trin đô thị (trình Chính ph trong tháng 02/2025). Bộ sẽ tập trung triển khai theo đúng kế hoạch, đm bo tiến đ, cht lưng; (2) Thực hiện nghiêm, triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW. Đưa chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm. Triển khai các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện số 130/CĐ-TTg ngày 10/12/2024 về việc đôn đốc chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội; (3) tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính liên thông, dịch vụ công trực tuyến toàn trình; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát công tác giải quyết các thủ tục của đội ngũ cán bộ, công chức, không để kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính; (4) Tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường bất động sản, kịp thời xử lý, đề xuất biện pháp, giải pháp điều tiết thị trường bảo đảm thị trường phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; (5) tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quy định mới để pháp luật thuộc ngành Xây dựng để chính sách mới sớm đi vào cuộc sống.

Chp hành nghiêm ch trương ca Trung ương Đng, B Chính tr và Chính phủ v vic sp xếp, tinh gn b máy, hot đng hiu lc, hiu qu, B Xây dng đã thực hiện tổng kết Nghị quyết 18, cùng với Bộ Giao thông vận tải hoàn thin ni dung Đ án Hp nht 2 B trình Chính ph.

Ban cán sự đảng Bộ Xây dựng xác định rõ đây là công việc đặc biệt quan trọng; khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Do đó, mỗi lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải gương mẫu, quyết liệt trong quá trình thực hiện, bám sát các nguyên tắc của Đảng, cương lĩnh chính trị, điều lệ Đảng, Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn; nghiêm túc quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao, cùng vì sự nghiệp và nhiệm vụ chính trị chung; tin tưởng vào sự hợp nhất là sức mạnh. Việc sắp xếp tổ chức, bộ máy phải gắn với phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương. Sau sắp xếp, bộ máy phải vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, hiệu suất phải tốt hơn trước đây; không để bỏ trống các lĩnh vực quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ; không chồng chéo chức năng nhiệm vụ; không để ách tắc trong công việc, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Xây dựng đồng thuận cao, quyết tâm thực hiện và dù ở bất cứ vị trí nào cũng nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


PV

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)