Sửa đổi Nghị quyết liên quan đến quy định về phân loại đô thị, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính: Rà soát, bổ sung nội dung đã rõ, được thử nghiệm kiểm nghiệm

Monday, 08/01/2022 16:17
Acronyms View with font size

'Cần tiến hành rà soát, bổ sung vào dự thảo Nghị quyết những nội dung đã rõ, đã chín, đã được thực tiễn kiểm nghiêm; còn những vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất thì tiếp tục nghiên cứu để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung khi có đủ điều kiện…' là quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật được Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ tại buổi làm việc về đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

Toàn cảnh cuộc làm việc về đề xuất sửa đổi sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13

Sửa đổi Nghị quyết đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Nghị quyết số 1210 và Nghị quyết số 1211 được ban hành năm 2016 nhằm cụ thể hóa quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và các tiêu chí phân loại đô thị quy định trong 02 Nghị quyết này tại thời điểm ban hành về cơ bản là cao hơn so với thực trạng các đơn vị hành chính, các đô thị đang có với mục đích nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý chặt chẽ việc phát triển đô thị, nâng cao chất lượng đô thị, khuyến khích việc sáp nhập và hạn chế tối đa việc chia, tách đơn vị hành chính.

“Qua 06 năm thực hiện, đặc biệt là qua kết quả sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 -2021 cho thấy, về cơ bản, cả 02 Nghị quyết vẫn đang phát huy giá trị tích cực, giúp kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa việc chia tách các đơn vị hành chính, góp phần nâng cao chất lượng đô thị, tạo cơ sở pháp lý cho việc phân loại đô thị, phân loại đơn vị hành chính và sắp xếp thu gọn số lượng các đơn vị hành chính”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, Nghị quyết số 18 –NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương đặt ra yêu cầu về sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, Nghị quyết số 37 –NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu đến năm 2021, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành cính cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Thực hiện các nội dung chỉ đạo này, việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực. Trong giai đoạn 2019 -2021, cả nước đã thwujc hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành cính cấp xã, qua đó giảm được 08 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; có 267 đô thị được nâng loại; có 01 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 04 thành phố thuốc tỉnh, 14 thị xã, và 144 phường được thành lập.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại cuộc làm việc

Từ những lý do nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với quan điểm của Chính phủ và các Bộ là chưa nên đặt vấn đề thay đổi, điều chỉnh một cách toàn diện các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, tiêu chí, tiêu chuẩn về phân loại đô thị tại thời điểm hiện nay để bảo đảm tính nhất quán, ổn định trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính. Phạm vi sửa đổi, bổ sung 02 Nghị quyết như Chính phủ đã đề xuất chỉ tập trung vào sửa đổi, bổ sung một số tiêu chuẩn, tiêu chí đối với đơn vị hành chính và đô thị có yếu tố đặc thù để phù hợp hơn với điều kiện thực tế, kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chỉ đạo mới của Đảng, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của địa phương trong việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị hành chính là cần thiết và phù hợp với bối cảnh thực tiễn hiện nay.

Rà soát, bổ sung vào dự thảo Nghị quyết những nội dung đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, qua rà soát, đối chiếu với các yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể được nêu trong Nghị quyết số 54-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW thì một số tiêu chuẩn trong dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình còn đang được quy định ở mức tương đối thấp; một số loại hình đô thị, đơn vị hành chính có yếu tố đặc thù còn chưa xác định rõ về khái niệm, tiêu chí, cấp có thẩm quyền công nhận. Do đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, cần rà soát, bổ sung vào dự thảo Nghị quyết những nội dung đã rõ, đã chín, đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao; còn những vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất thì tiếp tục nghiên cứu để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung khi có đủ điều kiện bởi các yêu cầu, mục tiêu được nêu trong các Nghị quyết có thời gian thực hiện còn dài (đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045).

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị cần tiếp tục xem xét điều chỉnh, bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210 như: Điều chỉnh một số tiêu chuẩn, tiêu chí áp dụng dối với đô thị trong trường hợp đặc thù để bảo đảm có thể xác định được tỷ lệ % mức giảm so với quy định. Đối với những đô thị được xác định là có yếu tố đặc thù thì cần có định nghĩa hoặc tiêu chí cụ thể đẻ có cơ sở áp dụng sau này; Điều chỉnh Phụ lục các tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị ban hành kèm theo dự thảo Nghị quyết bảo đảm phù hợp với mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2025 -2030 tại Nghị quyết số 06-NQ/TW như: tiêu chuẩn về diện tích sàn nhà ở bình quân, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang tại đô thị, về diện tích cây xanh toàn đô thị;…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng và đại diện các cơ quan có liên quan tại cuộc làm việc

Đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1211 như: Điều chỉnh một số tiêu chuẩn áp dụng đối với đơn vị hành chính có di sản văn hóa thế giới để đáp ứng yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 54-NQ/TW; Điều chỉnh một số tiêu chuẩn trong dự thảo Nghị quyết để bảo đảm có thẻ xác định được tỷ lệ % mức đạt được so với quy định áp dụng đối với đơn vị hành chính trong trường hợp đặc thù; Bổ sung quy định về việc xác định tiêu chí tự cân đối thu chi ngân sách địa phương để tính điểm và phân loại đơn vị hành chính đối với các địa phương đang thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị theo nghị quyết của Quốc hội; …

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng cho biết, ngoài những nội dung nêu trên, Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng, Chính phủ, các cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số nội dung khác liên quan như: Các tiêu chuẩn, tiêu chí, nội hàm của một số loại đô thị được xác định tại Nghị quyết số 59 – NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như “đô thị sông nước sinh thái”, “đô thị du lịch”,…

Ngoài ra, cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho xây dựng và lựa chọn mô hình phát triển đô thị bền vững, phù hợp cho từng vùng, miền, tại những địa bàn vùng đồi núi, cao nguyên, vùng có tính trọng yếu về quốc phòng, an ninh, các đô thị có nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, cảnh quan thiên nhiên cần bảo tồn, gìn giữ; Khắc phục triệt để tình trạng nâng loại đô thị khi chưa đủ tiêu chí;…

Nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và làm rõ căn cứ, cơ sở ý luận/khoa học, kinh nghiệm thế giới xây dựng Nghị quyết sửa đổi; đảm bảo đề xuất nội dung sửa đổi có tính căn cơ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn./.

Source: Quochoi.vn

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)