VICEM Bút Sơn ký hợp đồng gói thầu số 1, dự án tận dụng nhiệt thừa để phát điện

Friday, 07/01/2022 16:00
Acronyms View with font size

Việc ký hợp đồng gói thầu số 1 sẽ giúp VICEM Bút Sơn tự chủ khoảng 20-30% lượng điện tiêu thụ hiện nay trong bối cảnh giá than ngày càng tăng cao, sản lượng khan hiếm

Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn ký hợp đồng gói thầu số 1 - dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thải dây chuyền 1 và 2 để phát điện. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Chiều 30/6, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Xi măng VICEM Bút Sơn đã tổ chức ký hợp đồng gói thầu số 1 cung cấp thiết kế, thiết bị, vật tư, dịch vụ kỹ thuật, gia công chế tạo, lắp đặt mua sắm trong nước của dự án Đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thải dây chuyền 1 và 2 để phát điện.

VICEM Bút Sơn là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) với số cổ phần chi phối trên 79%, có hơn 25 kinh nghiệm và phát triển. Hiện VICEM Bút Sơn có 2 dây chuyền sản xuất với sản lượng khoảng 4 triệu tấn xi măng/năm.

Ông Đỗ Tiến Trình - Tổng giám đốc VICEM Bút Sơn cho biết, với chiến lược sản xuất đi đôi cùng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, sản xuất xanh..., những năm qua VICEM Bút Sơn đã triển khai nhiều chương trình đổi mới sáng tạo. Điển hình như sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên; sử dụng nguyên nhiên liệu thay thế; xử lý chất thải nguy hại...

Doanh nghiệp xác định chiến lược lâu dài là lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là tiền đề, động lực để đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

Do đó, dự án tận dụng nhiệt khí thải của 2 dây chuyền để phát điện là chương trình trọng điểm vừa góp phần giảm thiểu phát thải CO2 bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Dự án này sẽ giúp VICEM Bút Sơn tự chủ khoảng 20-30% lượng điện tiêu thụ hiện nay trong bối cảnh giá than ngày càng tăng cao, sản lượng khan hiếm; đặc biệt, dự án sẽ hạn chế được việc phát thải khí, bụi và nhiệt ra môi trường.

Dự án sẽ giúp VICEM Bút Sơn tụ chủ 20-30% lượng điện tiêu thụ và giảm thiểu phát thải CO2 bảo vệ môi trường. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Tổng giám đốc Đỗ Tiến Trình chia sẻ, sau khi có chủ trương của Nhà nước, Bộ Xây dựng, Tổng công ty VICEM, VICEM Bút Sơn đã khẩn trương triển khai dự án. Từ tháng 12/2019, dự án đã được Quyết định đầu tư và triển khai đấu thầu gói thấu số 1. Đây là gói thầu chính quyết định về công nghệ, công suất, hiệu quả của dây chuyền, chiếm tới 76% dự án.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 gây khó khăn về kinh tế nên gói thầu số 1 được đấu thầu 2 lần nhưng không thành công, không lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đủ yêu cầu của dự án.

Thời gian qua, VICEM Bút Sơn đã tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật cũng như Quy chế đầu tư xây dựng của doanh nghiệp. Đến ngày 29/6/2022, Hội đồng quản trị VICEM Bút Sơn đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 1 và đơn vị trúng thầu là Liên danh Nhà thầu SINOMA - AMECC. Thời gian thực hiện là 15 tháng.

Tại lễ ký kết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng (AMECC) cho biết, doanh nghiệp này hiện có 5 công ty thành viên tại Việt Nam và Myanmar cùng 2 nhà máy chế tạo thiết bị với tổng diện tích 300.000 m2, giá công chế tạo đạt 30.000 tấn/năm.
AMECC hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, lắp đặt công nghệ hiện đại với yêu cầu kỹ thuật cao cho nhiều nhà máy thuộc các lĩnh vực như nhiệt điện, thủy điện, điện mặt trời, lọc hóa dầu, xi măng...; đồng thời làm tổng thầu EPC nhiều dự án trọng điểm quốc gia.

Với kinh nghiệm và năng lực, AMECC cam kết ưu tiên nguồn lực cùng với SINOMA thi công đảm bảo tốt nhất về chất lượng và tiến độ của dự án; quyết tâm đưa dự án hoàn thành trước tiến độ - ông Thọ khẳng định.

Đại diện Tổng công ty VICEM, ông Phạm Văn Nhậm - Phụ trách HĐTV VICEM đánh giá, việc đầu tư dự án này sẽ giúp VICEM Bút Sơn chủ động được nguồn năng lượng nhất định trong sản xuất, giảm phát thải ra môi trường; phù hợp với chiến lược phát triển của toàn hệ thống VICEM.

Mục tiêu đặt ra đối với các bên là sớm đưa dự án vào hoạt động, đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Thành công tại dự án này cũng là tiền đề và bài học kinh nghiệm cho các đơn vị thành viên khác trong “đại gia đình” VICEM triển khai thực hiện với 14 dây chuyền còn lại.

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ theo định hướng của Chiến lược phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1266/QĐ-TTg.
Theo lộ trình này, đến hết năm 2025, trong cả nước, 100% dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên sẽ lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải./.

Source: TTXVN

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)