Nghiệm thu Nhiệm vụ Khoa học công nghệ trọng điểm: “Nghiên cứu hướng dẫn phát triển Công trình xanh ở Việt Nam”

Wednesday, 08/12/2020 16:45
Acronyms View with font size

Ngày 11/8/2020 tại Bộ Xây dựng đã diễn ra Hội đồng nghiệm thu Đề tài Khoa học công nghệ trọng điểm mã số RD96-18 có tiêu đề “Nghiên cứu hướng dẫn phát triển Công trình xanh ở Việt Nam” do Viện Kiến trúc quốc gia tổ chức thực hiện dưới sự chủ trì của bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch–Kiến trúc làm Chủ tịch hội đồng.

Toàn cảnh họp Hội đồng nghiệm thu

Trình bày trước hội đồng, tác giả đề tài là PGS.TS.KTS Phạm Thuý Loan cho biết: “Công trình xanh là công trình xây dựng được thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo, và vận hành nhằm mang lại hiệu quả nhất định trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động của công trình đến môi trường xung quanh trong suốt vòng đời của nó và tạo ra môi trường không gian đảm bảo chất lượng cho người sử dụng”. Ngày nay Công trình xanh đã trở thành một xu hướng của thời đại và phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm cụ thể hoá, hướng đến sự phát triển bền vững.

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu toàn cầu thiên niên kỷ 21 về phát triển bền vững, cụ thể hoá chiến lược quốc gia về tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, về Tăng trưởng xanh và Ứng phó với biến đổi khí hậu, việc nghiên cứu và tìm ra lộ trình chính sách thúc đẩy sự phát triển Công trình xanh đã được Bộ Xây dựng quan tâm và đặt hàng Viện Kiến trúc quốc gia thực hiện một nghiên cứu trọng điểm về chủ đề này.

Đề tài đã tiến hành đánh giá tổng thể thực trạng phát triển Công trình xanh ở Việt Nam, phân tích các cơ sở pháp lý, có sở thị trường, vai trò và hoạt động của các chủ thể chính trên thị trường. Theo đó, hiện nay Việt nam đã có 146 công trình xanh; số lượng này là rất khiêm tốn so với các nước trong khu vực và so với tiềm năng của thị trường xây dựng Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân lớn là do thiếu vai trò thúc đẩy quyết liệt của Nhà nước. Đề tài cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển Công trình xanh với 5 trường hợp nghiên cứu sâu là Singapore, Taiwan, Úc, Anh và Hoa Kỳ, từ đó phân tích được một khung chính sách tổng hợp gồm 8 nhóm chính sách mà hiện nay vẫn còn thiếu vắng rất nhiều ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng, đối chiếu với kinh nghiệm quốc tế, đề tài đã đề xuất quan điểm phát triển Công trình xanh ở Việt Nam, các chính sách tổng thể và cụ thể; trong đó tập trung vào các kiến nghị chính sách sau:

- Tổ chức lựa chọn bộ công cụ Lotus do Hội đồng Công trình xanh Việt Nam phát triển làm bộ công cụ đánh giá chứng nhận Công trình xanh cơ sở để xây dựng các chính sách cụ thể; 

- Đề xuất quy định các công trình vốn công cần đi đầu thực hiện Công trình xanh theo chuẩn Lotus theo lộ trình, theo đó cần tiến hành thử trên 1 số công trình vốn công, và quan trọng nhất là bổ sung phí tư vấn, đánh giá xanh, bổ sung tổng mức đầu tư xây dựng công trình từ 1 – 2% để thực hiện Công trình xanh.

- Lồng ghép các yêu cầu về Công trình xanh vào hệ thống văn bản pháp quy và ban hành Thông tư về Công trình xanh.

- Tăng cường việc rà soát, biên soạn mới các tiêu chuẩn quy chuẩn liên quan.

Hội đồng đánh giá đây là một đề tài nghiên cứu hết sức nghiêm túc, chất lượng, cung cấp những thông tin khoa học và thực tiễn có giá trị, các kết luận và đề xuất là cơ sở tốt cho việc xây dựng chính sách cụ thể của Bộ Xây dựng về lĩnh vực Công trình xanh. Hội đồng đã thống nhất nghiệm thu đề tài.

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)