Ngày 22/10/2009, Hội đồng KHCN Xây dựng – Bộ Xây dựng đã tiến hành nghiệm thu dự thảo tiêu chuẩn: “Bảo vệ catốt cho cốt thép trong bê tông” (TCVN…: 2009) do TS. Phạm Văn Khoan – Viện KHCN Xây dựng làm chủ nhiệm đề tài.
Thay mặt nhóm biên soạn, TS. Phạm Văn Khoan đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả tiêu chuẩn. Cấu trúc tiêu chuẩn TCVN…:2009 được biên dịch và soạn thảo dựa trên tiêu chuẩn châu Âu EN 12696: 2000, với tổng dài 45 trang, chia làm 10 phần và 3 phụ lục. Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu bảo vệ catốt cho cốt thép trong bê tông ở vùng khí quyển, bao gồm các bộ phận cũ và mới của các công trình xây dựng dùng thép thường và thép ứng suất trước có và không có lớp phủ hữu cơ, tiêu chuẩn không áp dụng cho các phần công trình nằm trong đất hoặc ngập nước.
Các thành phần của hệ thống bảo vệ catốt, gồm một hệ thống anốt dự định dùng để phân phối dòng điện vảo vệ catốt tới các bề mặt có liên quan hoặc các phần kết cấu, nhằm tạo thuận lợi cho sự chuyển đổi nó từ dòng điện sang dòng ion tại bề mặt phân chia anốt – bê tông và cho phép sự phân phối của nó tới những bề mặt thép nằm chìm trong bê tông. Hệ thống bảo vệ catốt sẽ kết hợp chặt chẽ với các đường cáp một chiều dương và âm giữa anốt và cốt thép một cách tương ứng, và nguồn cấp điện một chiều đối với các hệ thống dòng cưỡng bức chính là nguồn bảo vệ của dòng catốt. Các điện cực so sách, các cực điện khác và các cảm biến khác đều là phần tử chính của hệ thống bảo vệ catốt và tạo thành hệ thống kiểm tra sự làm việc trong phạm vi hệ thống bảo vệ catốt. Dữ liệu từ các điện cực và cảm biến sẽ được kiểm tra và hiển thị bằng thiết bị cầm tay, thiết bị lắp đặt cố định dùng điện hoặc thủ công. Toàn bộ hệ thống bảo vệ catốt sẽ được thiết kế, thi công lắp đặt và thử nghiệm phù hợp với tuổi thọ dự kiến của nó trong môi trường dự kiến sử dụng.
Theo đánh giá của Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ – Nguyễn Trung Hoà, đây là bộ tiêu chuẩn có ý nghĩa thực tiễn cao. Nhưng do toàn bộ dự thảo được chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên không tránh khỏi những sai xót trong sử dụng thuật ngữ chuyên ngành. Thông qua những đóng góp và ý kiến bổ sung của thành viên trong Hội đồng, đề nghị nhóm biên soạn sau khi chỉnh sửa nên gửi tới 10 đơn vị như:Trường, Viện, Hiệp hội... lấy ý kiến đóng góp để bộ tiêu chuẩn được hoàn thiện và sớm đưa vào ban hành.
Đề tài được Hội đồng nhất trí nghiệm thu và xếp loại Khá.
Bích Ngọc