Tạo nguồn nhân lực vận hành nhà máy xi măng

Saturday, 12/12/2009 00:00
Acronyms View with font size
Theo đánh giá của Viện VLXD (Bộ Xây dựng) thì độingũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, thí nghiệm viên là bộ phận không thể thiếu vàrất quan trọng trong các dây chuyền sản xuất xi măng lò quay. Trình độ tay nghềcủa đội ngũ này có quyết định rất lớn đến năng suất, chất lượng và hiệu quả củanhà máy. Tuy nhiên, chưa phải nhà máy nào cũng có được đội ngũ này đáp ứng đượcyêu cầu của sản xuất, nhất là đối với những  nhà máy mới xây dựngvà những dự án chuyển đổi công nghệ từ sản xuất xi măng lò đứng sang lòquay.

Thí nghiệm viên thực hành sau khi học lý thuyết.

Hiện nay, các kỹ sư được đào tạo cơ bản tại các trường đại học không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp xi măng. Ngoài một số trường đại học đang đào tạo đội ngũ kỹ sư chuyên ngành, còn có các trường cao đẳng, trung cấp đang thực hiện chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiện đại và tương lai của ngành công nghiệp này.

Theo báo cáo của Hội VLXD thì từ nay đến năm 2020, cần phải bổ sung cho ngành công nghiệp xi măng khoảng 6.000 kỹ sư lành nghề các loại, trong đó có khoảng 1.500 kỹ sư hóa silicát. Một số nhà máy xi măng mới ra đời không đủ lực lượng vận hành phải giành giật lôi kéo người từ các nhà máy cũ, không đủ năng lực quản lý vận hành nhà máy hiện đại.

Thời gian vừa qua, Viện VLXD đã thực hiện chương trình đào tạo mới, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật vận hành thiết bị và đội ngũ thí nghiệm viên cho nhiều cơ sở sản xuất xi măng trong cả nước. TS Thái Duy Sâm - Viện trưởng Viện VLXD cho biết, chương trình đào tạo của Viện đã góp phần cung cấp nguồn lực cho ngành công nghiệp xi măng đội ngũ cán bộ công nhân đáp ứng  những yêu cầu nhất định của thực tế sản xuất. Nội dung đào tạo gắn với thực tế, phù hợp với trình độ của người thợ vận hành trong dây chuyền sản xuất. Ngoài các môn học cơ bản bắt buộc người làm việc trong lĩnh vực sản xuất xi măng phải nắm được những nội dung chuyên sâu áp dụng cho các đối tượng cụ thể. Để nắm bắt được những nội dung cần thiết, các học viên phải học lý thuyết với thời lượng hơn 700 giờ, sau đó được thực hành trên dây chuyền sản xuất. Trong quá trình đào tạo các môn học bắt buộc học viên phải làm bài kiểm tra và bài thi. Kết thúc khóa học, chỉ có các học viên đủ điều kiện mới được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ này có giá trong ngành công nghiệp xi măng trên phạm vi cả nước.

Theo ông Sâm thì đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, thí nghiệm viên trong các nhà máy sản xuất xi măng, sau một thời gian làm việc cần có sự đào tạo lại, cập nhật, bổ sung kiến thức. Công việc này không được làm thường xuyên thì hiệu quả, năng suất và chất lượng lao động sẽ giảm sút. Hiện nay, nhiều nhà máy không riêng công nghiệp sản xuất xi măng đã làm tốt vấn đề này. Nhiều nhà máy thuộc TCty Công nghiệp xi măng Việt Nam và các Cty liên doanh đã xem việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công nhân của mình là hoạt động thường xuyên, nhằm duy trì tốt ý thức chấp hành công nghệ sản xuất. Với các nhà máy xi măng chuyển đổi công nghệ thì việc đào tạo lại, đào tạo nâng cao là rất quan trọng và cần thiết.


Theo Báo Xây dựng điện tử

Từ năm 2000 đến nay, Viện VLXD đã liên tục  mở các khóa đào tạo đội

ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật, thí nghiệm viên cho hàng chục nhà máy xi măng từ miền Trung trở ra như: Luksvaxi, Hoàng Mai, Nghi  Sơn, Lam Thạch, Cẩm Phả, Hữu Nghị, Sông Thao, Thanh Liêm... Nhiều nhà máy xi măng thường xuyên gửi học viên đến viện để học tập nâng cao tay nghề cho thí nghiệm viên... Số lượng học viên đào tạo qua các khóa của viện đã lên tới 3.000 người.

Search by :

Rating

(Hover on the star to select points)